Thành lập công ty

Thành lập công ty – Hàng ngàn doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập tại Topiclaw, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt nhất bao gồm hỗ trợ một năm pháp lý và kế toán, liên hệ ngay tới Topiclaw để được tư vấn thành lập công ty hoàn toàn miễn phí !

Lên kế hoạch thành lập

Ý tưởng tốt

Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng mở một dịch vụ cho thuê xe hơi. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn chứng là ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định sở hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình.

Tương lai, số phận của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo là có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả lời hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: “Hãy tìm ra một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.

Dịch vụ thành lập công ty

  1. Hàng ngàn công ty được thành lập tại Topiclaw
  2. Tiết kiệm thời gian, tiền bạc …
  3. Được tin tưởng bởi khách hàng nhờ uy tín cao trong nhiều năm qua …
  4. Giá thành dịch vụ rẻ, hỗ trợ tốt …
  5. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong vòng 1 năm

Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh nghiệp mới sẽ tọa lạc.

Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn

Các công ty lớn chẳng bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.

Ngân sách

Nguồn ngân sách cho doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên hệ với một tổ chức nào đó, ví dụ văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp nơi gửi đến để … vay tiền như bạn, từ vài trăm cho tới vài triệu USD. Họ sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.

Địa điểm kinh doanh

Sự ra đời của thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.

Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một bộ phận doanh nghiệp, một số hình thức kinh doanh và ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực như dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy quan trọng- những công ty này có thể đặt trụ sở ở bất cứ đâu. Trong khi đó, hình thức kinh doanh siêu thị lại hoàn toàn khác, địa điểm kinh doanh trong trường hợp này không thể tùy tiện chọn lựa. Vì thế, bạn hãy xét đến nhu cầu của doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty.

Dịch vụ điện tử

Máy vi tính, website, dịch vụ thư điện tử… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu

Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.

Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương

Bạn có thường xuyên phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi doanh nghiệp của bạn “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.

Những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn đặt hàng…đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả những công việc cụ thể khác.

Những điều không mong đợi

Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.

Tri thức là sức mạnh

Bạn hãy cố gắng tìm hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc công ty hoạt động trong ngành đó. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập đã “đủ” hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.

Và đây là lời khuyên cuối cùng khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.

Thủ tục thành lập công ty

Sở KHĐT yêu cầu có bản sao y chứng thực  (không quá 6 tháng) của CMND ( không quá 15 năm ) những người sáng lập công ty.

1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Xem thêm về thủ tục thành lập công ty.

Chọn lựa loại hình công ty

Có ba loại hình công ty cơ bản: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân:
– Công ty cổ phần:
Phải có ít nhất 3 thành viên góp vốn khi thành lập công ty.
Người đại diện pháp luật của công ty không được đồng thời làm đại diện pháp luật hay tổng giám đốc của một công ty khác.
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

– Công ty TNHH:
Có thể thành lập công ty 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH chịu trách nhiệm với vốn điều lệ mà mình đăng ký.

– Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp..
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm về các loại hình công ty/ doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định được ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề, các nhà đầu tư còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh, phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc đăng ký kinh doanh, đó là:

  1. Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  2. Các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định
  3. Các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như nêu ở (i) thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:

(i) xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh); hoặc

(ii) đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường, karaoke).

Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu ở (ii) ở trên (ví dụ như kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỉ đồng), các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng).

Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như nêu ở (iii), ví dụ như kinh doanh dịch vụ pháp lý, kiểm toán, kế toán, thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc khác mà phải tốn kém chi phí, ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) rồi cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xác định nguồn vốn điều lệ

Các nhà đầu tư cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà đầu tư sẽ dùng để góp vốn đăng ký  doanh nghiệp (ví dụ như tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).

Riêng đối với tài sản góp vốn không phải là tiền đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư cần thiết phải trao đổi với nhau để thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với nhau – và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp (xem phần 6 bên dưới).

Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi doanh nghiệp được thành lập xong, nhưng các bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp

Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này.

Mỗi loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý có những thuận lợi (ví dụ như thay đổi cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần không phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu, chỉ cần một nhà đầu tư là đã có thể thành lập công ty TNHH) và những khó khăn (ví dụ như công ty cổ phần thì các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu thành lập, công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập, lương trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp tư nhân).

Do đó, các nhà đầu tư cần phải biết trước để chọn lựa loại hình doanh nghiệp và cơ cấu quản lý cho phù hợp. Chọn lựa sai có thể tạo sức ỳ, là lực cản tăng trưởng hay thậm chỉ làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

>> Xem thêm về so sánh các loại hình doanh nghiệp

Đặt tên cho doanh nghiệp

Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Nó là thương hiệu của doanh nghiệp, mà từ nó có thể mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp. Hiện tại pháp luật cho phép đặt tên cho doanh nghiệp có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt.

Tuy nhiên, việc đặt tên cho doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số quy định cũng như không được trùng với tên của những doanh nghiệp cùng ngành nghề đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.

Bạn có thể tham khảo thêm cách đặt tên cho công ty.

Cần xác định địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp thành lập và cả địa điểm của các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có). Mặc dù quy định về đăng ký kinh doanh được áp dụng thống nhất theo Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng trên thực tế, xuất phát từ đặc thù riêng biệt mà ở địa phương có thể có những hạn chế, hay những điều kiện nhất định mà doanh nghiệp ở đó phải tuân theo.

Do đó, việc kiểm tra xem địa điểm kinh doanh dự kiến có được cơ quan cấp phép địa phương chấp thuận hay không trước khi thương lượng thuê nhà cũng rất quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu tâm trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

 Cần có hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp

Hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ đối với loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì hợp đồng liên doanh mới được yêu cầu phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà thôi.

Tuy vậy, ngay cả với những trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh không có yêu cầu thì các nhà đầu tư cũng nên lập hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập doanh nghiệp nằm trong Bản điều lệ công ty để có thể xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Nói tóm lại, tùy từng trường hợp riêng biệt của nhà đầu tư mà những công việc pháp lý (như được nêu ở trên) cần chuẩn bị trước khi đăng ký kinh doanh. Sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng của nhà đầu tư trong giai đoạn này sẽ giúp cho việc tiến hành đăng ký kinh doanh sau đó được thuận lợi hơn rất nhiều, tránh được những sự từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa từ cơ quan đăng ký kinh doanh, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khó khăn khi thành lập công ty

Khi bạn nghỉ mình sẽ lập công ty hãy nghĩ ngay đến những khó khăn bạn sẽ gặp phải.

Đó là phải xác định và đảm bảo được đủ ba nguồn vốn: vốn ý tưởng, vốn cơ sở vật chất và vốn quản lý.
Vốn ý tưởng cho việc thành lập công ty.

Công ty của bạn sẽ kinh doanh cái gì? Lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ? Sản xuất mặt hàng gì? Cung cấp loại hình dịch vụ gì? Kinh doanh như thế nào?

Thành lập công ty và đưa vào hoạt động phải có vốn cơ sở vật chất.
Bao gồm hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng nếu có, kho bãi và trang thiết bị cần thiết cho những nơi này; dây chuyền công nghệ sản xuất và  tất nhiên không thể thiếu đội ngũ nhân lực vận hành.
Sau khi thành lập công ty bạn phải có vốn quản lý để điều hành tốt.

Là toàn bộ việc quản lý, điều hành, đốn đốc, kiểm tra, thuyết phục, truyền lửa, thỏa hiệp  đối với những người lao động trong doanh nghiệp của bạn. Bạn quản lý có tốt không? Truyền lửa có tốt không? Nhân viên của bạn có làm việc hết mình không? Có sáng tạo không? Hiệu suất hoạt động có cao không?… Nếu bạn không có thời gian, hoặc không làm được thì hãy đi thuê. Hãy để công việc cho những chuyên gia!

Ba loại vốn này là ba thành phần chính trong việc thành lập công ty của bạn. Có một số chuyên gia khi đánh giá khả năng thành công của môt doanh nghiệp, họ dựa vào ba tiêu chí: mục đích đúng, con người đúng và hành động đúng. Tôi cho rằng mục đích nằm trong phần vốn ý tưởng, con người nằm trong phần vốn công nghệ, và hành động nằm trong phần vốn quản lý.

Một bạn trẻ ở Việt Nam hoàn toàn có một ý tưởng mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nhưng để mang ý tưởng đó ra thành lập công ty và biến ý tưởng đó thành hiện thực  ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Cụ thể như sau:

Vốn ý tưởng kinh doanh để thành lập công ty

Khó khăn về ý tưởng không phải là thiếu ý tưởng mà là không biết được mức độ khả thi của nó. Chưa làm sao mà biết được? Chả phải có ối người thành công từ những ý tưởng bất khả thi đấy sao. Cũng không thiếu người thất bại từ những ý tưởng ban đầu độc đáo, cuốn hút, hoành tráng…

Như trên tôi đã nói, mỗi người chúng ta thường có vài ý tưởng. Đây không phải là điều quá khó khăn. Nếu cho mỗi người vài chục phút, tôi tin mỗi người chúng ta đều có thể gạch ra vài ý tưởng. Có những người còn có rất nhiều hơn, họ đóng gói ý tưởng của mình lại mang đi bán.

Một vấn đề khác trong khó khăn ý tưởng là không lên được bản kế hoạch chi tiết. Và tôi thấy nên chia sẻ bản kế hoạch trên với mọi người. Khi nhận được sự chia sẻ, tôi tin rằng phần lớn những người nhận được sự chia sẻ sẽ rất vui, và họ có thể có những ý kiến nhận xét quý báu. Và sẽ là rất tốt nếu bạn nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đồng tình… Hơn nữa, biết đâu người ta có thể góp vốn vào cùng làm.

Vốn cơ sở vật chất để hình thành công ty

Thành lập công ty thì phải có văn phòng. Đây là yêu cầu bắt buộc của các chi cục thuế. Bạn sẽ phải gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn bất động sản, nói nôm na thì thành lập công ty thì phải có nơi nào đó để làm trụ sở, không có thì phải đi thuê.

Hiện nay, ở các thành phố lớn của Việt Nam, bất động sản có thể nói là giá ở trên trời. Tất nhiên, cùng với đó là giá thuê văn phòng không hề rẻ. Muốn thuê được một địa điểm, có thể gọi là tạm được, để đặt làm văn phòng thì giá vào khoảng vài trục triệu đồng/tháng. Đó là một điều quá khó khăn đối với các bạn trẻ khi muốn thành lập công ty.

Để triển khai các ý tưởng bạn cần thành lập công ty. Dưới mức độ công ty thì bài viết này xin phép được không bàn. Cách đây vài năm, thành lập công ty là việc khá khó khăn vì cần phải hoàn thiện nhiều loại giấy tờ thủ tục. Nhưng nay đã dễ dàng hơn nhiều vì số lượng thủ tục được giảm bớt. Ngoài ra, bây giờ xuất hiện nhiều các công ty luật chuyên lo việc này với giá khá mềm.

Khó khăn tiếp đến là nguồn nhân lực trình độ thấp. Chúng ta đều biết việc đào tạo trong nhà trường Việt Nam hiện tại khá xa thực tế. Rất ít học sinh ra trường có thể viết được một văn bản đúng quy phạm. Tôi đã đã đọc khá nhiều đồ án tốt nghiệp của các bạn trẻ, lỗi trình bày khá nhiều, còn lỗi chính tả là điều phổ biến. Tôi tin rằng các thày giáo không đọc, vì họ vẫn được những điểm số rất cao.

Điều này dẫn đến việc khi nhận một nhân viên mới ra trường vào làm việc, các doanh nghiệp phải đào tạo rất nhiều, thậm chí đào tạo lại từ đầu. Và tất nhiên chúng ta đều hiểu, việc đào tạo này gây tổn thất về thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp. Bây giờ người ta coi đó như là việc đương nhiên. Họ phải chịu những hậu quả của nền giáo dục, vì đã cho ra đời những sản phẩm thiếu hoàn thiện. Giờ đây ít còn thấy các doanh nghiệp kêu nữa, chắc bởi họ đã kêu mãi rồi mà mọi việc vẫn không thay đổi.
Vốn quản lý sau khi công ty đi vào hoạt động

Quản lý con người là một công việc khó khăn. Người mới vào làm việc, người làm việc lâu năm, người phải mắng xối xả, kẻ chỉ cần nói bâng quơ… Có thể nói đó là một nghệ thuật! Một số người có khả năng thiên bẩm trong việc này, một số người khác phải học.

Cũng như một nhà nước văn minh – nhà nước pháp chế – lấy pháp luật là chế tài cho mọi hoạt động xã hội – một công ty văn minh cần có nội quy và quy chế. Nội quy là văn bản quy định những hoạt động diễn ra hàng ngày như: giờ đến, giờ về, đeo thẻ, ăn mặc… Còn quy chế là văn bản quy định cơ cấu tổ chức của một công ty, nhiệm vụ của các bộ phận và cách thức để các bộ phận ấy tương tác với nhau.

Quy chế và nội quy định cần phải được lập ra để điều tiết mọi hoạt động của công ty. Quan trọng là hai văn bản này phải là “to” nhất – theo cách gọi dân gian – chứ không phải ông giám đốc. Tức là giám đốc cũng phải đi làm đúng giờ.

Người phương Tây có cách quản lý rất văn minh mà Việt Nam nên học, đó là coi nhân viên là đối tác. Kỳ thực thì họ vẫn là đối tác! Họ rằng buộc với người quản lý bằng hợp đồng lao động, có bên A và bên B. Nhưng có một số nhà quản lý lại coi nhân viên như là kẻ làm thuê, thậm chí tệ hơn như giúp việc. Khi chọn hình thức quản lý như vậy, thì chính những “ông chủ” với là những người chịu nhiều thiệt hại. Thứ nhất, họ không kích lệ được sự sáng tạo của nhân viên, bởi đã làm thuê là kẻ chỉ đâu đánh đấy. Thứ hai là họ chịu hoàn toàn phần rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Và khi ấy chính những người quản lý với là những người đang bị nhân viên của mình bóc lột. Họ luôn phải nghĩ ra các công việc để sai bảo người làm. Họ luôn phải đưa ra các ý tưởng mới và phải chịu hoàn toàn sự rủi ro từ chúng. Thay vì thế, khi coi các nhân viên là đối tác, họ tôn trọng nhân viên và luôn nhắc nhở nhân viên phải chủ động trong công việc của mình. Họ còn có thể yêu cầu nhân viên phải chịu một phần trách nhiệm nào đó khi gây ra thiệt hại cho công ty. Vì đối tác là cùng nhau hành động, cùng nhau chịu sự rủi ro.

Công ty mới thành lập cần làm những gì

  1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên một trong các tờ báo báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005);
  2. Treo biển tại trụ sở của công ty;
  3. Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp;
  4. Kê khai thuế và nộp thuế môn bài với chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp mới thành lập:

Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh. Nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).

Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.

1.2 Mức thuế: (Nộp theo các bậc thuế, phụ thuộc vào mức vốn Điều lệ của doanh nghiệp)

(Căn cứ: Thông tư số 42/2003/TT – BTC ngày 07/05/2003).

Bậc thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

Bậc 1

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000đ

Bậc 2

Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

2.000.000đ

Bậc 3

Từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng

1.500.000đ

Bậc 4

Dưới 2 tỷ đồng

1.000.000đ

2. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT): (Áp dụng cho tổ chức kê khai theo phương pháp khấu trừ).

2.1 Kê khai thuế: (Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 78/2007/QH11 ngày 29/11/2006, NĐ số 85/2007 ngày 25/05/2007 về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; TT số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế và NĐ 86/2007 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế).

Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng tháng phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong tháng không phát sinh doanh thu.

Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT tháng; Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

Thời hạn: Chậm nhất là ngày thứ 20 hàng tháng nộp tờ khai thuế GTGT.

2.2 Nộp thuế GTGT:

Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của tháng tiếp theo kỳ tính thuế.

Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

2.3 Quyết toán thuế GTGT:

Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT.

Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25  tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

3. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

3.1 Kê khai thuế:

Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.

Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

3.2 Nộp thuế TNDN:

Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý kê khai.

Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Dịch vụ của Topiclaw

  • Hồ sơ hoàn thành TRONG NGÀY.
  • Dịch vụ phục vụ tận nơi (bạn không cần đi lại nhiều lần).
  • Nhận GP VÀ DẤU công ty trong vòng 7 ngày.
  • Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ đồng hành với Quý DN suốt thời gian hoạt động.

Chưa thỏa mãn ? Bạn hãy ghé qua phần hỏi đáp của chúng tôi – trang chuyên hỏi đáp luật doanh nghiệp hoặc gọi điện tới đường dây nóng để được trợ giúp kịp thời …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *