Tiêu chuẩn ISO 22000

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành tháng 9/2005.

Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu về đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp – nhà sản xuất – nhà phân phối – người tiêu dùng, các yêu cầu này bao gồm:

1. Thông tin liên lạc trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

2. Hệ thống quản lý.

3. Chương trình tiên quyết (PRPs).

4. Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000

 

Doanh nghiệp phải làm gì khi áp dụng Iso 22000

– Nâng cấp nhà xưởng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về vệ sinh

–                     Lập các thủ tục kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, thiết bị và cá nhân

–                     Lập bản mô tả sản phẩm

–                     Lập sơ đồ dòng chảy tạo sản phẩm

–                     Lập lưu đồ quá trình sản xuất

–                     Lập chính sách an toàn thực phẩm

–                     Xác định các mối nguy

–                     Xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy

–                     Thiết lập hệ thống tài liệu để hướng dẫn kiểm soát hoạt động

–                     Đào tạo nội dung hệ thống cho cán bộ công nhân viên

–                     Thực hiện đánh giá nội bộ

–                     Hành động khắc phục phòng ngừa

–                     Thực hiện xem xét của lãnh đạo

 

 

Lợi ích của việc áp dụng Iso 22000

 

– Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế;
–           Đáp ứng các yêu cầu luật định và của các bên liên quan;
–           Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng;
–           Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp;
–           Giảm chi phí trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh.

Các yêu cầu cơ bản của Iso 22000

– Các chương trình tiên quyết: GMP , SSOP
–     Kiểm soát nguyên liệu đầu vào
–     Nhà xưởng và thiết bị
–    Kiểm soát hoạt động sản xuất
–     Hệ thống làm sạch
–     Vệ sinh cá nhân
–     Kiểm soát vận chuyển, lưu kho và phân phối
–     Thông tin về sản phẩm
–     Đào tạo nhân viên
Chương trình HACCP
–     Nhận dạng các mối nguy
–     Xác định các điểm kiểm soát quan trọng (CCP)
–     Thiết lập các giá trị tới hạn cho mỗi CCP
–     Thiết lập hệ thống giám sát cho mỗi CCP
–     Thiết lập các hành động khắc phục
–     Thiết lập các thủ tục thẩm định
–     Thiết lập hệ thống tài liệu và lưu hồ sơ
Các bạn có thắc mắc về ISO có thể liên hệ ngay với đường dây nóng của Topiclaw để được tư vấn trợ giúp kịp thời …