Thủ tục Gia hạn giấy phép xây dựng

Thủ tục Gia hạn giấy phép xây dựng
 Nơi tiếp nhận hồ sơ:
 Tên đơn vị:  Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả UBND cấp huyện
 Địa chỉ:
 Thời gian tiếp nhận:  Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00, Chiều: từ 14h đến 16h30)
 Trình tự thực hiện: 1. Đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình:

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định.

– Bước 2: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

– Bước 3: Sau 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nhận kết quả tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.

2. Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao gia hạn giấy phép xây dựng cho hộ gia đình, cá nhân trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

 Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện
 Thành phần hồ sơ:
 1. Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (Bản chính)
 2. Giấy phép xây dựng đã được cấp (01 bản chính) (Bản chính)
 Số lượng bộ hồ sơ:  02 bộ
 Thời hạn giải quyết:  05 ngày ()
 Phí, lệ phí:  – Tên lệ phí: Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng. Mức thu gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000 (mười nghìn) đồng.
 Yêu cầu điều kiện: – Phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.

– Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với các công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.

– Các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử- văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.

– Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

– Đảm bảo khoảng cách theo qui định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.

– Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuynel ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của qui hoạch xây dựng và thiết kế đô thị.

 Căn cứ pháp lý: Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Quyết định số 2811/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng.