Nội dung chi tiết
Điều kiện thành lập công ty tài chính
1. Nhu cầu:
Có nhu cầu thành lập và hoạt động Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần.
2. Đáp ứng vốn:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần phải có đủ vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
3. Cổ đông sáng lập
a) Đối với cá nhân
– Phải là người am hiểu về hoạt động ngân hàng, có đạo đức nghề nghiệp, không vi phạm các quy định pháp luật;
– Phải có đủ khả năng tài chính để góp vốn và cam kết hỗ trợ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần trong trường hợp Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi trả (mức độ hỗ trợ do Hội đồng quản trị quyết định theo từng trường hợp cụ thể).
b) Đối với tổ chức
– Phải chứng minh có đủ khả năng tài chính và có cam kết hỗ trợ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần trong trường hợp Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi trả, thiếu khả năng thanh khoản (mức độ hỗ trợ do Hội đồng quản trị quyết định theo từng trường hợp cụ thể);
– Là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản có 500 tỷ đồng; kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm xin thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần.
Trường hợp là Tổ chức tín dụng phải đảm bảo: Tổng tài sản có tối thiểu 3.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% tổng dư nợ tại thời điểm xin góp vốn thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần; không vi phạm các qui định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kinh doanh có lãi trongnăm liền kề trướcnăm xin thành lập Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần.
4. Người quản trị, điều hành:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 Quy chế 40/2007.
5. Có Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
6. Có Đề án thành lập và hoạt động khả thi.
Quy định về công ty tài chính
Ngày 02/11/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyêt định số 40/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần.
Theo đó, doanh nghiệp là cổ đông sáng lập công ty tài chính cổ phần phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản có 500 tỷ đồng…
Cụ thể, về cổ đông sáng lập, đối với cá nhân phải là người am hiểu về hoạt động ngân hàng, có đạo đức nghề nghiệp, không vi phạm các quy định pháp luật, đồng thời phải có đủ khả năng tài chính để góp vốn và cam kết hỗ trợ tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần trong trường hợp khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi trả…
Cổ đông sáng lập là tổ chức phải chứng minh có đủ khả năng tài chính và có cam kết hỗ trợ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần trong trường hợp khó khăn về vốn hoặc thiếu khả năng chi trả, thiếu khả năng thanh khoản…
Cổ đông sáng lập tổ chức là doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản có 500 tỷ đồng; kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm xin thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần…
Trường hợp là tổ chức tín dụng phải đảm bảo tổng tài sản có tối thiểu 3.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% tổng dư nợ tại thời điểm xin góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần; không vi phạm các qui định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm xin thành lập…
Hồ sơ thành lập công ty tài chính
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu).
2. Dự thảo Điều lệ:3. Phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
4. Danh sách, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính;
5. Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn;
6. Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
a) Quyết định thành lập;
b) Điều lệ hiện hành ;
c) Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành;
d) Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp;
e) Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
7. Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nơi đặt trụ sở của Công ty tài chính.
Lưu ý:
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước, hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước còn gồm các tài liệu sau đây:
1.1. Văn bản của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nguyên tắc cho phép thành lập Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước.
1.2. Văn bản chấp thuận cho phép thành lập Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật ký.
1.3. Văn bản chấp thuận của Tổng công ty Nhà nước về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp cho Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính trực thuộc Tổ chức tín dụng, hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng còn gồm các tài liệu sau đây:
2.1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền ký về nguồn và mức vốn điều lệ được cấp cho Công ty tài chính.
2.2. Các tài liệu liên quan đến tổ chức tín dụng là chủ sở hữu, bao gồm:
a) Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Điều lệ hiện hành;
c) Quyết định chuẩn y vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước;
d) Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính liên doanh và Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính liên doanh, Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài còn gồm các tài liệu sau đây:
3.1. Điều lệ của các bên góp vốn;
3.2. Giấy phép của các bên góp vốn;
3.3. Văn bản của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cho phép bên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Công ty tài chính liên doanh hoặc Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Trường hợp quy định của luật pháp nước nguyên xứ không yêu cầu có văn bản này thì phải có bằng chứng xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
3.4. Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất của các bên góp vốn;
3.5. Hợp đồng liên doanh đối với Công ty tài chính liên doanh.
Số bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép:
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước, Công ty tài chính cổ phần, Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng:
Hồ sơ được lập thành 2 bộ bằng tiếng Việt. Các tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính, trường hợp là các bản sao trong hồ sơ phải có xác nhận của cơ quan đã cấp bản chính hoặc chứng nhận của Công chứng Nhà nước;
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính liên doanh và Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài:
a) Hồ sơ được lập thành 2 bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh. Hồ sơ được lập tại nước ngoài phải là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
b) Các văn bản phải được hợp pháp hoá lãnh sự gồm: Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động của Công ty tài chính và văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép bên nước ngoài hoạt động tại Việt nam dưới hình thức Công ty tài chính liên doanh hoặc Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài.
c) Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận;
3. Sau khi được cấp phép, Công ty Tài chính phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh như thông thường.
Dịch vụ thành lập công ty tài chính
1. Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty tài chính như:
– Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
– Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
– Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
– Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
– Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
– Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
– Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty tài chính, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Topiclaw sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục Thành lập công ty tài chính cho khách hàng, cụ thể:
– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Topiclaw sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty tài chính cho khách hàng;
– Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ đăng ký Thành lập công ty tài chính cho khách hàng;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
– Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
– Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
– Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ Topiclaw vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
– Tư vấn soạn thảo nội quy quy chế công ty;
– Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua website: www.Topiclaw.com
– Tư vấn miễn phí khi khách hàng khi liên hệ tới công ty
– Giảm giá 10% cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng;