Thành lập chi nhánh công ty

Thành lập chi nhánh công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh và phát triển thương hiệu của riêng bạn, nếu bạn quá bận bịu với việc quản lý và dự tính kinh doanh cho chi nhánh mới thì hãy để Topiclaw giải quyết các trường hợp pháp lý phát sinh khi thành lập chi nhánh.

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích cho quý vị, nếu trường hợp quý vị thắc mắc hoặc vướng mắc thủ tục hồ sơ có thể liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

  • Thông báo thành lập chi nhánh;
  • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/N Đ-CP của người đứng đầu chi nhánh.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề.

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho công ty thành lập chi nhánh.

Thành lập chi nhánh công ty

Mô phỏng chi nhánh của công ty như thế nào so với công ty mẹ

Thứ hai, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Công ty phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP).

Theo Luật Quản lý thuế: trong vòng 10 ngày phải thông báo tới cơ quan thuế về việc có thêm đơn vị phụ thuộc.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

1. Thông báo lập Chi nhánh hoặc Thông báo lập Văn phòng đại diện
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản về việc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của:
2.1- Chủ sở hữu Công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty đối với Công ty TNHH 1TV.
2.2- Hội đồng thành viên Công ty đối với Công ty TNHH 2TV trở lên.
2.3- Hội đồng quản trị đối với Công ty Cổ phần.
3. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
4. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
5. Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Chi nhánh (trường hợp chi nhánh thay đổi mục tiêu, ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoặc thay đổi nhân sự đã đăng ký chứng chỉ hành nghề);
6. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
7. Bản sao Điều lệ công ty đối với công ty TNHH, Công ty Cổ phần ;

Chi nhánh và tính pháp lý của chi nhánh

Nói một cách đơn giản, công ty như một cái cây. Thân cây có thể phát triển theo hình thẳng đứng nhưng cành cây thì có thể tỏa ra nhiều hướng khác nhau. Trong khoa học pháp lý, luật pháp thừa nhận công ty có quyền mở chi nhánh. Trụ sở chính của công ty cũng như thân cây chỉ có một nhưng nhánh cây thì nhiều. Cũng từ đó, một cách mặc nhiên, chúng ta hiểu rằng chi nhánh là một phần không tách rời của công ty, một bộ phận phụ thuộc của công ty. Cây công ty mà chết thì nhánh cây cũng không thể sống được!

Mỗi loài cây thì sẽ cho một loại quả nhất định. Cây cam sẽ có trái cam. Với tư cách là một bộ phận của cây cam, nhánh cam không thể sản sinh ra quả quít! Cũng tương tự, chi nhánh có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà công ty kinh doanh mà không được thực hiện các hoạt động khác ngoài phạm vi kinh doanh của cây công ty.

Trên thực tế, các chi nhánh đều có người đứng đầu hay còn gọi làm giám đốc chi nhánh. Dù một cây công ty có bao nhiêu nhánh đi chăng nữa thì người ta cũng chỉ nhìn vào đó với tư cách là một cái cây mà thôi. Do đó, pháp luật về công ty không có sự phân biệt giữa công ty cây nhiều nhánh hay cây ít nhánh, tất cả đều là cây và đều chỉ có một người đại diện theo pháp luật mà thôi.

Người đại diện đương nhiên cho công ty giống như gốc cây. Có quyền điều phối toàn bộ các vấn đề liên quan đến cây công ty từ thân cây cho đến các nhánh cây. Nhánh cây không thể nằm ngoài sự kiểm soát đó. Một khi nhánh “ly khai” với gốc cây, hành vi “vượt rào” ấy sẽ không được pháp luật thừa nhận. Cụ thể, giám đốc chi nhánh của công ty ký kết các hợp đồng mà chưa được sự chấp thuận của người đại diện theo pháp luật của công ty thì pháp luật hợp đồng sẽ coi đấy là hợp đồng vô hiệu.

Thực tế, với những cây công ty nhỏ ít nhánh, gốc có thể “coi ngó” cho cả thân cây và nhánh cây. Nhưng với những cây công ty mà thân cây lớn với rất nhiều nhánh cây, một mình gốc cây mà phải coi ngó cho toàn bộ cây công ty là một việc rất khó khăn. Cũng từ đó, phát sinh khả năng san sẻ chức năng đại diện của gốc cây. Cách thức thực hiện là các giám đốc gốc cây phải làm cái việc ủy quyền cho những điểm nút giám đốc chi nhánh đứng đầu các nhánh cây. Lúc này, các điểm nút giám đốc gốc cây sẽ có quyền coi ngó hay đại diện cho nhánh cây mà giám đốc đó đứng đầu. Việc chia sẻ quyền đại diện cho các giám đốc chi nhánh thuộc về kỹ thuật quản trị mà không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Có hai điều cần lưu ý:

Một, người giám đốc đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện của công ty.

Hai, vì giám đốc công ty là người duy nhất có quyền đại diện cho công ty nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do giám đốc quyết định. Đồng thời bất cứ lúc nào cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.

Cho nên mặc dù chi nhánh có quyền thực hiện toàn bộ các hoạt động của công ty cũng như nhánh cam có quyền sản sinh ra quả cam nhưng không vì thế mà cứ suy đoán người đứng đầu cũng đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh ấy trong phạm vi các công việc mà chi nhánh thực hiện. Vì suy cho cùng, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho nhánh cam trong việc tạo ra quả cam là chịu sự điều phối của gốc cam. Do vậy, nếu không có sự cho phép của gốc cam thì các điểm nút cũng không thể đại diện cho nhánh cam là như vậy.

Chi nhánh công ty không phải là pháp nhân

Luật không qui định Chi nhánh của một doanh nghiệp phải có vốn độc lập, mà vốn là do công ty mẹ cung cấp, chịu trách nhiệm. Do vậy, việc Chi nhánh có hình thức sở hữu vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là : công ty mẹ của chi nhánh này là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Mặt khác, loại hình doanh nghiệp nào cũng đều có quyền thành lập chi nhánh, dù là công ty trách nhiệm hưu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân … Do vậy, vấn đề loại hình doanh nghiệp cũng không liên quan gì đến việc tồn tại của chi nhánh.

Chi nhánh của đơn vị (công ty) nào cũng đều được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh đó. Do vậy, để biết « chi nhánh thuộc đơn vị nào » chỉ cần xem trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của chi nhánh là biết rõ.

Pháp nhân là gì ? Theo qui định tại Điều 84 Bộ luật dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau :

  • Được thành lập hợp pháp.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  • Có tài sản độc lập.
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Do Chi nhánh công ty không có tài sản (vốn) độc lập nên không phải là pháp nhân. Theo qui định, chi nhánh là « đơn vị phụ thuộc » của pháp nhân.

Về nguyên tắc, chi nhánh có thể và có quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh như công ty mẹ – điều này phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh. Nghĩa là Chi nhánh công ty có thể ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các giao dịch hành chính, lao động … – nhưng không phải là pháp nhân.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.
3. Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Quy trình thành lập chi nhánh

  1. Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với khách hàng để xác định nhu cầu của khách hàng. Tư vấn các quy định của pháp luật về chi nhánh.
  2. Soạn thảo hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh và chuyển cho khách hàng ký.
  3. Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.
  4. Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động. Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  5. Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  6. Tiến hành nộp hồ sơ thông báo về việc thành lập chi nhánh với cơ quan quản lý Thuế.
  7.  Gửi thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung thông tin chi nhánh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty.
  8. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty với nội dung bổ sung thông tin về chi nhánh.
  9.  Bàn giao các Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty. Thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Mẫu thủ tục mở chi nhánh công ty

TÊN DOANH NGHIỆP—–Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

 

 

THÔNG BÁO LẬP CHI NHÁNH

Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh………………………………………..

 

1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa) ………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………………

Do: ………………………………. Cấp ngày: ………./……../………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………

Điện thoại: ……………………. Fax: ……….. …………………

Email: ………………………… Website:……………..

Ngành, nghề kinh doanh:…………………………….…………..

2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa) ………………………………………Nam/Nữ………..………

Sinh ngày: ……./……./………..Dân tộc: ………….Quốc tịch:…….. ……

Chứng minh nhân dân số:………………………..……

Ngày cấp: …../……/……. Cơ quan cấp: ………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND):…………….. ………

Số giấy chứng thực cá nhân: ……………………… ……

Ngày cấp: …../……/……. Cơ quan cấp: ………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………………………….

Đăng ký lập chi nhánh với nội dung sau:

1. Tên chi nhánh: (ghi bằng chữ in hoa) …………………………

Địa chỉ chi nhánh: …………..

Điện thoại: ………………… Fax: ……………………….

Email: ……………….. Website: ……………………..

2. Ngành, nghề kinh doanh:

STT Tên ngành Mã ngành (theo phân ngành kinh tế quốc dân)

 

3. Họ tên người đứng đầu chi nhánh: ………….. ………Nam/Nữ

Sinh ngày: ……./……./………Dân tộc: …………..Quốc tịch:……………….

Chứng minh nhân dân số:………………………

Ngày cấp: …../……/……. Cơ quan cấp: …………………..……..

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không  có CMND):………………………….

Số giấy chứng thực cá nhân: ……………………………………

Ngày cấp: …../……/……. Cơ quan cấp: ……………..……..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………….

Chỗ ở hiện tại: …………….

4. Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh:

 

Doanh nghiệp cam kết:

– Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp;

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo lập chi nhánh này.

– Không vi phạm Điều 8 Luật Giao thông đường bộ về sử dụng lòng, lề đường; có nơi để xe đúng quy định cho khách hàng tại địa chỉ: …

Kèm theo thông báo:- …………….

– …………….

– …………….

……, ngày ……. tháng …….. năm…….ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬTCỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Hãy liên hệ với topiclawđể được tư vẫn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt nhất!