Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm sẽ tương ứng là cơ quan quản lý nhà nước khác nhau tiếp nhận hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Căn cứ các qui định của pháp luật việc công bố tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện ở các hình thức khác nhau:
• Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);
• Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;
• Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường
1. Kiểm nghiệm : Hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa khi muốn đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng để được tiến hành lưu thông trên thị trường cần thông qua các quy trình về kiểm nghiệm bắt buộc.Tùy từng lĩnh vực mà yêu cầu cũng như quá trình kiểm nghiệm có sự khác nhau.
2. Công bố chất lượng sản phẩm : Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đồng thời, hoạt động công bố chất lượng sản phẩm là một cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp.
3. Chứng nhận sản phẩm:
Chứng nhận sản phẩm/hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế… (Chứng nhận hợp chuẩn) là biện pháp mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm / hàng hoá họ đang sử dụng phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua một quá trình đánh giá tổng thể bao gồm thử nghiệm, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và giám sát định kỳ.
Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
– Công bố mỹ phẩm.
– Đăng ký thương hiệu.
– Đăng ký nhãn hiệu.
– Thành lập công ty.
– Tư vấn đầu tư nước ngoài