Công bố hợp chuẩn, hợp quy

Topiclaw chuyên cung cấp hồ sơ, tư vấn xin Công bố hợp chuẩn – hợp quy, đại diện khách hàng giao dịch với cơ quan Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận cho khách hàng. Dịch vụ tư vấn xin Công bố hợp chuẩn – hợp quy của Topiclaw đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.

Hợp chuẩn, hợp quy là gì

Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật:

Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối tượng chứng nhận hợp quy

Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

Công bố hợp chuẩn hợp quy

Công bố hợp chuẩn hợp quy

Các phương thức chứng nhận hợp quy

    · Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
   · Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
   · Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
   · Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
   · Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
   · Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Căn cứ pháp lý của công bố hợp chuẩn

– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

– Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của  Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

– Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Trình tự, thủ tục công bố hợp quy

Việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.

Đăng ký công bố hợp quy

1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập và gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy :
Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
Kế hoạch giám sát định kỳ;
Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:

  • Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
  • (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
  • Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
  • Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
  • Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
  • Thông tin bổ sung khác.
  • Các tài liệu có liên quan.

2. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy:
Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 của Thng tư này;
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy

1. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hoá đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại doanh nghiệp.
2. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá đã được công bố hợp quy theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hoá đã công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận hành, sử dụng phải:
a) Kịp thời thông báo với các cơ quan quản lý về sự không phù hợp;
b) Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Khi cần thiết, tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hoá không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;
c) Thông báo cho các cơ quan quản lý về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hoá vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố hợp quy đã đăng ký.

Thành phần hồ sơ công bố hợp chuẩn

– Thành phần hồ sơ:

+ Bản công bố hợp quy;

+ Bản sao giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường;

+ Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 

Bản khai mẫu công bố

 

MẪU BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/ HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/ 2007/ QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/ HỢP QUY

Số :………….

 

Tên tổ chức, cá nhân :……………………………………………………………….

Địa chỉ :…………………………………………………………………………..

Điện thoại : …………………………………Fax :………………………………

Email :……………………………………………………………………………

 

CÔNG BỐ :

 

Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu loại, nhãn hiệu. đặc trưng kỹ thuật…………….)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/ hợp quy ; phương thức đánh giá sự phù hợp….)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

…………,ngày………..tháng………..năm………

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

Liên hệ ngay tới Topiclaw để được hướng dẫn thêm về các thủ tục và hoàn toàn miễn phí !

Tư vấn công bố hợp chuẩn hợp quy

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin Công bố hợp chuẩn:

Topiclaw sẽ Tư vấn pháp lý cho khách hàng những vấn đề liên quan đến hoạt động xin Công bố hợp chuẩn như:  Tư vấn điều kiện Công bố hợp chuẩn, tư vấn các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận Công bố hợp chuẩn, tư vấn hồ sơ chuẩn xin Công bố hợp chuẩn, …

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:

– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự  phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin Công bố hợp chuẩn, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin Công bố hợp chuẩn như:

– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Coeus sẽ tiến hành soạn Hồ sơ xin Công bố hợp chuẩn cho khách hàng;
– Đại diện lên Sở Khoa học và Công nghệ để nộp Hồ sơ xin Công bố hợp chuẩn cho khách hàng;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của  Sở Khoa học và Công nghệ, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
– Nhận giấy chứng nhận Công bố hợp chuẩn tại  Sở Khoa học và Công nghệ cho khách hàng.

4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:

Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi khách hàng nhận được giấy chứng nhận Công bố hợp chuẩn, Topiclaw vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí như:
– Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua http://topiclaw.com
– Tư vấn miễn phí qua số điện thoại hotline của Topiclaw.