Tất cả các hồ sơ về công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam phải tuân thủ theo Luật An Toàn thực phẩm và
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm:
Bước 1 :
Bạn cần phải chú ý Thời hạn để nộp bổ sung hồ sơ khi bị ra công văn . Thời hạn trên hệ thống là 03 tháng kể từ ngày ban hành công văn , Thời hạn sửa đổi là tương đối dài , Nhưng bạn cần phải lưu tâm , nếu không may quá hạn thì hồ sơ của bạn sẽ phải nộp lại từ đầu , Như vậy sẽ tốn kém rất nhiều về thời gian và chi phí
Bước 2 : Bạn cần phải xác định được nguyên nhân bị ra công văn
Các lý do khiến hồ sơ ra công văn thì rất nhiều.Các lý do này không có giới hạn nào cụ thể, nhưng thường là lý do sau:
– Bản công bố ( Ghi sai thành phần, quy cách đóng gói ….)
– Nhãn sản phẩm ( Công dụng không phù hợp với thành phần )
– Bản spec ( đối với sản phẩm có trên hệ thống quốc gia đó thì phải có đường link tra cứu sản phẩm , Ngày tháng bản hành spec, )
– Tài liệu chứng minh công dụng ( các thành phần chỉ tiêu tạo nên công dụng phải lớn hơn 15% lượng sử dụng trong tài liệu chứng minh)
Bước 3 : Sửa hồ sơ
Sau khi xác định được nguyên nhân, Bạn cần sửa đổi từng phần và theo từng mục , tránh sai sót nhầm lẫn.
Bên cạnh đó đối với một số lỗi mà bên Cục ra công văn có thể chưa đúng , Bạn cần phải có bản giải trình – giải thích lý do vì sao mình để như vậy và trong trường hợp cần xác nhận của nhà sản xuất bạn có thể lấy dấu xác nhận của nhà sản xuất
Bước 4 . Tiến hành nộp hồ sơ
Sau khi hồ sơ đã chỉnh sửa và úp lại các tài liệu như trong công văn bản có thể kiểm tra trực tiếp trên hệ thống . Khi đã đúng bạn có thể vào ký số và nộp lại hồ sơ .
Trên đó là chia sẻ thực tế khi làm hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu .
Trong trường hợp bạn còn thắc mắc hoặc chưa hiểu – Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất